Ngũ hành

1 Thuyết ngũ hành

Thuyết ngũ hành theo triết học cổ đại của Trung Hoa tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Hỏa (火), Thủy (水), Mộc (木), Kim (金), Thổ (土). Năm trạng thái này được gọi là Ngũ hành.

Do thời cổ đại không có sự phát triển của ngôn ngữ, nên khi các học giả phát hiện các quy luật của tự nhiên họ lại không có đủ từ ngữ để giải thích và diễn giải ý nghĩa các quy luật ấy, nên họ dùng các hình ảnh sự vật trong tự nhiên có các tính chất tương tự mà họ muốn giải thích. Vì vậy Ngũ Hành có thể nói không hẳn là hiểu theo nghĩa đen mà là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật trong mối tương quan hài hòa, thống nhất.

Theo đó, mỗi hành lại mang đặc điểm, hình thái khác nhau:

+ Hành Thủy mang đặc tính hàn lạnh, hướng xuống, thâm trầm, thể hiện màu đen, sự uyển chuyển,..

+ Hành Hỏa mang đặc tính nóng, bốc lên, sung lực, sắc đỏ, không hòa hoãn,…

+ Hành Kim mang đặc tính sắc bén, thụ sát, thanh tĩnh, biểu hiện màu sắc trắng, nhu động

+ Hành Mộc mang đặc tính sinh sôi nảy nở, thẳng ngay, cong dài với sắc khí xanh, dịu êm,…

+ Hành Thổ – đất có tính nuôi dưỡng, che chở, hóa dục với sắc vàng nâu,…

Mô hình tương sinh tương khắc của ngũ hành
2. Ý nghĩa thật sự của ngũ hành

Mỗi một hành bao gồm nhiều tính chất khác nhau, vì vậy khi nói đồ vật hay sự vật thuộc hành nào, có nghĩa rằng chúng đang có những tính chất như thế chứ không đại diện cho hành đó. Ví dụ: Hành hỏa Hành Hỏa đại diện cho sự công minh, bộc trực và công bằng và người mệnh này luôn có trong máu sự đam mê, sự nhiệt huyết trong mọi việc. Họ luôn chọn những công việc thực hiện được ngay không mất quá nhiều thời gian. Nhiều khi vì sự muốn làm nhanh thì lúc hợp tác với mọi người cũng tạo không ít những áp lực về công việc. 

Với ý nghĩa tích cực, mệnh Hỏa tượng trưng cho sự công bằng cũng như danh dự. Còn với ý nghĩa tiêu cực, “ngọn lửa” thể hiện cho chiến tranh, sự gây hấn. 

tương sinh tương khắc
3 Phong thủy trong thuyết âm dương ngũ hành

Thuyết âm dương được ứng dụng đa dạng trong việc luận giải hiện tượng về nhiều chuyên ngành như dự báo, đông y, hình sự, quân sự, thể biến, địa biển, thiên biến,… Trong phong thủy, thuyết âm dương là chỗ dựa cho những luận giải. Các nhà phong thủy, địa lý cũng dựa vào học thuyết này để xem xét, đề xuất hay sửa chữa những sai lệch của nhiều vấn đề liên quan. 

Cùng với đó, thuật phong thủy vận dụng rất nhiều về kiến thức tương sinh tương khắc ngũ hành để chỉ ra tính chất của một khu đất/ thửa đất. Từ đó đề xướng, sửa đổi để thu được những cái lợi mà tính chất môi trường đem lại.