Nóng giận là ác tâm?

1. Vì sao chúng ta dễ nóng giận

Theo nhà nghiên cứu hàng đầu về cảm xúc Paul Ekman, tức giận là một trong bảy cảm xúc phổ biến thông thường đối với mọi giới tính, lứa tuổi ở hầu hết các nền văn hóa. Ông cho biết, tức giận có thể đến vì cảm thấy một điều gì đó can thiệp vào việc đạt được mục tiêu đã định của chúng ta, hoặc khi chúng ta trải nghiệm, cảm nhận một sự việc đang đe dọa bản thân mình về thể chất hoặc về tâm lý.

Cơn tức giận thường xuất hiện rất nhanh (có thể coi như “nóng tính”), nó khiến ta dồn sự chú ý vào các mối đe dọa, và nó hiển lộ rõ trong cơ thể chúng ta, thông thường bắt đầu trong vùng lõm thượng vị dạ dày, rồi bốc lên đến mặt và là nguyên nhân khiến chúng ta phải nhăn nhó và nắm chặt nắm đấm của mình. Khi sự sân hận trào dâng, nó được thể hiện về mặt thể chất bằng tiếng thét, đấm hoặc đá.

2. Vì sao nóng giận là ác tâm

Khi chúng ta nóng giận mọi phán đoán hay quyết định của chúng ta đa số thường làm tổn thương người đối diện hoặc đưa ra kết quả sai lầm.

Chúng ta không thể dạy con khi chúng ta nóng giận, không thể quản lý tốt nhân viên, không thể có một mối quan hệ tốt, không thể thăng tiến. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta hay nóng giận vì người khác làm trái ý chúng ta, đó có thể là con, là nhân viên hay bạn bè của chúng ta. Có điều bản thân chúng ta cũng rất ghét khi bị người khác quát mắng hay chỉ trích, vậy chúng ta lấy căn cứ ở đâu để tin rằng người khác sẽ làm tốt sau khi ta quát mắng họ.

3. làm sao kiểm soát cơn nóng giận

Điều chỉnh hành động của cơ thể

Khi rơi vào trường hợp nóng giận, bạn có thể điều chỉnh các hoạt động của cơ thể bằng cách thực hiện một vài động tác như:

– Hít thở sâu, thả lỏng cơ thể.

– Mỉm cười.

– Thay đổi tư thế đứng, ngồi sao cho thoải mái nhất.

Như vậy, bạn sẽ có thể tập trung và suy nghĩ được nhiều hướng đi mới.

Rèn luyện tư duy

Để rèn luyện được tư duy, trí tuệ, bạn cần phải luôn luôn nhìn mọi người, mọi vật bằng thái độ tích cực, vui tươi để tránh những cảm xúc tiêu cực nảy sinh. Thay vì tìm những nhược điểm hay sai phạm của người khác, bạn có thể tìm những ưu điểm của họ để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Một ví dụ đơn giản rằng, khi bị cha mẹ hoặc sếp la mắng, chắc chắn cảm xúc của bạn sẽ bị chi phối. Bạn sẽ trở nên cáu gắt, uất ức và có khả năng phản kháng lại. Tuy nhiên, đó không phải điều nên làm. Bạn cần giữ bình tĩnh và hãy nghĩ rằng, đây là cơ hội để bạn sửa chữa những yếu điểm của mình. Đồng thời, sẽ giúp cho cha mẹ, sếp có cái nhìn tích cực về bạn.